Trong nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ĐH RMIT đã phối hợp tổ chức chương trình đào tạo chuyển đổi AI cho 60 chuyên gia số. Chương trình được GS-TS RMIT Havards lựa chọn 60 chuyên gia trong đó có sự tham gia của GĐ Viện Digital Platform Vietnam Nguyễn Hữu Phát đào tạo và chuyển giao mô hình từ vị chia sẻ mô hình và cách ứng dụng AI thực tế trong doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo mang đến lộ trình cụ thể với 8 học tập tương tác, đặc biệt là dự án chuyển đổi số cho doanh nghiệp BluSaigon, giúp đơn vị đạt giải nhất với chiến lược ứng dụng AI sáng tạo và hiệu quả. Qua các phiên thảo luận và bảo vệ luận án, các chuyên gia đã được trao cơ hội nâng cao kỹ năng trong việc tối ưu hóa quy trình vận hành, xây dựng lộ trình AI tùy chỉnh cho từng doanh nghiệp.
Đào tạo Chuyển đổi số dành cho chuyên gia
Khóa đào tạo chuyển đổi số quốc tế tại ĐH RMIT, do Chính phủ Mỹ và Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp tổ chức, mang đến lộ trình học tập chuyên sâu gồm 8 module tương tác. Các giảng viên quốc tế từ Khoa Kinh doanh RMIT như PGS Burkhard Schrage, TS Santiago Velasquez và TS Gavin Nicholson đảm nhiệm các chuyên đề chính.
Trong 4 ngày đào tạo, chuyên gia tham gia các buổi thảo luận từ đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, xây dựng lộ trình chiến lược, tối ưu hóa quy trình khách hàng đến các kỹ năng quản trị thay đổi và tích hợp công nghệ. Thông qua các bài học về ERP, MES, IoT và khung chuyển đổi số, khóa học giúp học viên tiếp cận các phương pháp để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Các học viên được hướng dẫn về cách áp dụng các công cụ phân tích dữ liệu, xây dựng chiến lược và khung vận hành số hóa, đồng thời tham gia các buổi thảo luận về quản trị thay đổi và quản lý rủi ro – những yếu tố quan trọng để chuyển đổi số thành công. Các giảng viên quốc tế còn chia sẻ những tình huống thực tiễn và bài học từ các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, giúp học viên hiểu rõ hơn về thách thức và cơ hội mà chuyển đổi số mang lại.
Ngoài các module lý thuyết, chương trình còn đi kèm với tư vấn 1-1 cho 5 chuyên gia được chọn, và 20 giờ hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu cho 20 doanh nghiệp tham gia. Điều này giúp các chuyên gia không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn ứng dụng trực tiếp vào thực tế doanh nghiệp, từ đó định hướng các chiến lược chuyển đổi số cụ thể và khả thi.
TS-PGS. Trung Nguyễn | Chủ nhiệm nhóm bộ môn Quản trị, Khoa Kinh doanh, ĐH RMIT phân tích mô hình mới
7 chuyên đề trong khóa học chuyển đổi số
- Đánh giá mức độ trưởng thành trong Chuyển đổi số và xây dựng lộ trình Chuyển đổi Số
Giảng viên: PGS. Burkhard Schrage
Nội dung bao gồm các phương pháp đánh giá mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp và cách xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp với chiến lược dài hạn - Xây dựng chiến lược chuyển đổi số: Xem xét lại các động lực phát triển
Giảng viên: PGS. Burkhard Schrage
Chuyên đề này tập trung vào việc xem xét lại các yếu tố phát triển truyền thống và cách tích hợp công nghệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, với các nghiên cứu điển hình của doanh nghiệp - Hiểu rõ bức tranh toàn cảnh về Chuyển đổi số và các nguyên nhân dẫn đến thất bại
Giảng viên: PGS. Trung Nguyễn
Phân tích các yếu tố dẫn đến thất bại của chuyển đổi số, đặc thù tại Việt Nam, và các điều kiện cần thiết để thành công bền vững - Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trong Chuyển đổi Số
Giảng viên: TS. Santiago Velasquez
Chuyên đề này hướng dẫn cách tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng thông qua việc áp dụng các phương pháp và công nghệ, từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng - Dẫn đầu về quản trị thay đổi tổ chức trong quá trình chuyển đổi số
Giảng viên: TS. Gavin Nicholson
Nội dung tập trung vào các kỹ năng quản trị thay đổi cần thiết, từ quản lý khía cạnh con người đến giảm thiểu sự phản kháng và thúc đẩy sự tham gia của nhân viên - Khai thác năng lực số dẫn đến thành công trong tổ chức
Giảng viên: PGS. Elaine Chew
Chuyên đề này bàn về khái niệm và ứng dụng của chuyển đổi số, cùng các bước tiến để tích hợp con người và công nghệ hiệu quả - Tích hợp nhân tài, dữ liệu và công nghệ: Chiến lược toàn diện cho Chuyển đổi Số
Giảng viên: PGS. Elaine Chew
Nội dung chuyên đề bao gồm phát triển chiến lược thu hút nhân tài số, xây dựng nguồn nhân lực nội bộ, và nâng cao năng lực số cốt lõi cho tổ chức
Các chuyên đề này cung cấp một nền tảng toàn diện về lý thuyết và thực hành, hỗ trợ các chuyên gia trong việc thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả và bền vững.
Thực tập thực tế doanh nghiệp chuyển đổi số
- Học viên có cơ hội thực tập tại công ty BluSaigon, một doanh nghiệp gia đình truyền thống chuyên sản xuất bút ngọc trai, đang trong giai đoạn chuyển đổi từ mô hình F1 (doanh nghiệp gia đình) sang mô hình F2 (kế thừa muốn kết hợp Chuyển đổi số kết hợp AI.
- Tại đây, các chuyên gia tư vấn chuyển đổi số đã tư vấn trực tiếp và trình bày mô hình đổi mới, giúp BluSaigon tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm với sự hỗ trợ của AI.
Cảm nhận của giảng viên và chuyên gia
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Phát, Giám đốc Viện RedPola, cho biết: “Chương trình không chỉ đem lại lý thuyết mà còn giúp học viên ứng dụng AI vào thực tế. Đây là cơ hội để các chuyên gia cùng học hỏi và phát triển lộ trình chuyển đổi số bền vững.” Các học viên cũng chia sẻ về trải nghiệm đáng giá, giúp họ sẵn sàng áp dụng các giải pháp AI vào doanh nghiệp mình để tạo lợi thế cạnh tranh.
Thông qua Chương trình đào tạo Quốc tế: “Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số tại Việt Nam” các chuyên gia sẽ có được “cái nhìn từ kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số của các nước trên thế giới, các phương thức tư vấn mới, các xu hướng công nghệ mới cùng với hàm lượng kiến thức mà các giảng viên mang lại”.
Ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục PTDN cho biết, trong thời gian qua, Cục PTDN đã và đang chủ trì triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số như: nâng cao nhận thức, tư vấn lộ trình, đào tạo chuyên sâu, xây dựng mạng lưới tư vấn viên để giúp các doanh nghiệp có thể chuyển đổi số từng phần đến chuyển đổi số toàn phần, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần và dần vươn ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, trong năm 2022-2023, Cục PTDN đã thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau để hỗ trợ các doanh nghiệp và tập trung thiết lập một hệ sinh thái trong đó không chỉ các doanh nghiệp nhỏ và vừa được nâng cao năng lực mà còn nâng cao năng lực cho các chuyên gia, giúp trang bị những kỹ năng và kiến thức cho phép họ cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ toàn diện nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Để hỗ trợ phát triển mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số, 10 học viên xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn từ hai khóa học tại cả Hà Nội và TP.HCM để hoàn thành thêm một khóa đào tạo chuyên sâu kéo dài 40 giờ. Các chuyên gia này sau đó sẽ được chọn tư vấn cho 20 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang nhận hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Về chương trình dành chuyên gia chuyển đổi số
Chương trình đào tạo trang bị cho các chuyên gia những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Tăng cường Năng lực Cạnh tranh Khu vực Tư nhân Việt Nam (USAID IPSC), do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ và Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là chủ dự án.
Chương trình góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của Chương trình Hỗ trợ Doanh nghiệp Chuyển đổi Số giai đoạn 2021-2025 của Bộ KH&ĐT, bao gồm:
- Nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho 100% doanh nghiệp;
- Hỗ trợ kỹ thuật cho tối thiểu 100.000 doanh nghiệp;
- Phát triển ít nhất 100 doanh nghiệp điển hình về chuyển đổi số;
- Thiết lập mạng lưới ít nhất 100 chuyên gia tư vấn chuyển đổi số chất lượng cao
Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam là một dự án hỗ trợ kỹ thuật do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ và Cục Phát triển doanh nghiệp (AED), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), là chủ dự án. Dự án hướng tới mục tiêu loại bỏ các rào cản về chính sách, thị trường và những rào cản nội bộ cấp doanh nghiệp đang kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng.
Theo Minh Quân